Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại vải, không chỉ được sản xuất từ sợi len, sợi lanh, cotton như xưa mà giờ đây còn có nhiều loại vải nhân tạo. Vậy làm sao để phân biệt? Hãy cùng TAKA tìm ra phương pháp nhé !
I. Phân biệt vải dựa trên chất liệu.
1. Vải 100% Cotton
Là loại vải được làm từ 100% cotton hoặc pha thêm từ 1% – 8% sợi spandex để tạo sự thềm mại và co dãn.
Ưu điểm: Vải rất đẹp, thoáng mát, hút ẩm hút mồ hôi.
Nhược điểm: Giá thành khá cao, bề mặt vải thường không láng mịn, dễ nhăn và thường có ít màu vải.
Cách phân biệt: Khi đốt cháy rất nhanh, tàn vải có mùi như mùi giấy và tan thành tro.
Đây là loại vải thích hợp để may các loại áo cần độ thấm hút mồ hôi cao như đồ em bé, thể thao, đồ ngủ… nhưng ít khi được chọn để may đồng phục vì khá ít màu và giá thành cao.
(ảnh st)
2. Vải CVC và vải TC hoặc vải 65/35:
Là loại vải cotton được pha thêm 35% hoặc 65% sợi polyester để tăng độ bền của màu vải
Ưu điểm: Bề mặt vải đẹp, khá mát, giá thành hợp lý và rất đa dạng màu sắc
Nhược điểm: Có khả năng thấm hút mồ hôi nhưng không được thoáng mát và thấm mồ hôi tốt như vải 100% cotton vì đã được pha thêm sợi nhân tạo.
Cách phân biệt: Vải CVC khi đốt cháy nhanh, tàn tro có vón thành cục nhỏ. Còn đối với vải TC khi đốt cháy chậm hơn, tàn tro vón thành cục lớn
(ảnh st)
3. Vải Polyester (PE):
Là loại vải được dệt 100% bằng sợi nhân tạo Polyester
Ưu điểm: Giá thành thấp, đa dạng màu sắc, các logo và hình ảnh in trên áo sắc nét. Chất liệu bền đẹp được nhiều người ưa chuộng.
Nhược điểm: Vải mỏng nhưng mặc vẫn khá nóng do không thấm hút được mồ hôi.
Cách phân biệt: Vải PE khi đốt khó cháy hơn và không có tàn tro, vải sẽ bị xoắn lại.
(ảnh st)
II. Dựa trên phương pháp dệt
1. Vải thun trơn, thun cá mập, thun cá sấu: Đây là loại vải thường để đặt may áo thun đồng phục, tùy vào cách dệt nên có tên gọi khác nhau
(ảnh st)
2. Vải kate: Vải kate là loại vải thường được dùng để may sơ mi công sở, kate được chia thành nhiều loại như vải kate lụa, kate sọc, kate Ý, kate Mỹ, kate Silk,…
(ảnh st)
3. Vải kaki: Loại vải này khá dày nên thường được dùng để may quần áo đồng phục nhà hàng, đồng phục bếp… Vải kaki cũng được chia thành nhiều loại như kaki thun, kaki 65/35, kaki 100%,…
(ảnh st)
III. Phân biệt các loại vải theo độ co giãn
1. Vải thun 4 chiều
Vải thun 4 chiều là vải có độ co giãn 4 chiều khi ta dùng tay kéo. Đặc điểm của loại vải này là khi bạn dùng tay kéo mạnh, vải sẽ giãn ra theo 4 chiều. Trong đó, 2 chiều 2 bên và 2 chiều chịu lực. Dù bạn kéo vải theo chiều dọc hay chiều ngang, vải cũng có độ có giãn đàn hồi rất tốt, không bị hư khi kéo.
(ảnh st)
2. Vải thun 2 chiều
Khác với loại vải 4 chiều, vải thun 2 chiều là vải chỉ co giãn 2 chiều. Dùng tay kéo mạnh vải, thường vải sẽ co giãn chiều ngang tốt hơn chiều dọc.
Về độ co giãn đàn hồi thì thua nhiều so với vải 4 chiều. Đồng thời, cảm giác thoáng mát của vải cũng không bằng. Do đó, mức giá của vải thun 2 chiều cũng sẽ rẻ hơn.
(ảnh st)
Trên đây là những thông tin hữu ích mà TAKA An Phát cung cấp cho bạn, bên cạnh đó chúng tôi là đơn vị in ấn đồng phục doanh nghiệp, trường học đã có kinh nghiệm lâu năm. Chính vì vậy, nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn loại vải nào để sử dụng cho công ty, đội nhóm của mình thì hãy để TAKA giúp bạn nhé!